Cuộc viễn chinh của Perry: Mở cửa Nhật Bản, 1852-1854 Matthew_C._Perry

Tranh khắc gỗ Nhật Bản minh họa Perry (giữa) và một số thủy thủ cấp cao người Mỹ

Trước khi tới vùng Viễn Đông, Matthew Perry có đọc và nghiên cứu khá nhiều tài liệu để tìm hiểu về chính quyền Mạc Phủ của Nhật Bản. Nghiên cứu của ông thậm chí còn bao gồm việc tham khảo nhiều tác phẩm của nhà Nhật Bản học nổi tiếng Philipp Franz von Siebold, người đã sống trên đảo Dejima của người Hà Lan được 8 năm trước khi lui về LeidenHà Lan.[8]

Tiền lệ

Tượng bán thân của Matthew Perry ở Shimoda, Shizuoka

Trước thời điểm hạm đội của Matthew Perry đến Nhật Bản đã có một số cuộc thám hiểm bằng tàu do Hải quân Mỹ tổ chức:

  • Từ 1797-1809, một số tàu chiến Mỹ tiến hành việc buôn bán ở Nagasaki dưới cờ Hà Lan, theo yêu cầu của người Hà Lan bởi cuộc xung đột chống lại người Anh trong cuộc chiến tranh Napoleon. Nhật Bản theo chính sách bế quan tỏa cảng đã hạn chế các hoạt động ngoại thương chỉ dành cho Hà LanTrung Quốc vào thời gian đó.
  • Năm 1837, Charles W. King, một doanh nhân Mỹ ở Quảng Châu, có một cơ hội mở cửa thương mại bằng cách cố gắng đưa trả lại ba thủy thủ người Nhật bị đắm tàu vài năm trước trên bờ biển Washington trở về Nhật Bản (trong đó có Otokichi). Ông đến kênh Uraga với Morrison, một tàu buôn Mỹ không vũ trang. Con tàu bị tấn công nhiều lần, và khởi hành trở về mà không hoàn thành được nhiệm vụ.
  • Năm 1846, Trung tá Hải quân (Commander) James Biddle được Chính phủ Hoa Kỳ gửi đến để mở cửa thương mại, neo trong vịnh Tokyo với hai tàu, trong đó có một tàu chiến được trang bị 72 khẩu pháo, nhưng lời đề nghị về một hiệp định thương mại của ông không thành công.[9]
  • Năm 1849, Đại tá Hải quân James Glynn khởi hành đi đến Nagasaki và thực hiện đàm phán thành công đầu tiên giữa một người Mỹ với chính phủ Nhật Bản. James Glynn đề nghị với Quốc hội Hoa Kỳ rằng các cuộc đàm phán mở cửa Nhật Bản sẽ được hỗ trợ bằng một cuộc biểu dương lực lượng quân sự, do đó đã mở đường cho cuộc viễn chinh của Perry sau này.[10]

Đợt viếng thăm đầu tiên, 1852-1853

Khẩu đội pháo Odaiba ở lối vào Tokyo, được xây dựng vào 1853-1854 nhằm ngăn chặn sự xâm nhập của MỹMột trong những khẩu pháo của Odaiba, hiện tại nằm ở Đền Yasukuni nặng 80-pao đồng, nòng súng: 250mm, chiều dài: 3830mm.

Năm 1852, Matthew Perry bắt đầu khởi hành từ Norfolk (Virginia) đến Nhật Bản, chỉ huy Hải đoàn Đông Ấn (East India Squadron) nhằm mục đích tìm kiếm một hiệp ước thương mại với Nhật Bản. Ông cho đậu bốn con tàu Mississippi, Plymouth, Saratoga, Susquehanna ở thủy đạo Uraga gần Edo (Tokyo ngày nay) vào ngày 8 tháng 7 năm 1853. Trước khi tiến hành cuộc hành trình này, ông nghiên cứu cẩn thận về các cuộc gặp gỡ trước đây giữa chính phủ Nhật Bản với các tàu thuyền phương Tây và những gì ông được biết về văn hóa phân chia cấp bậc phong kiến trong xã hội Nhật Bản. Ông gặp người đại diện của Mạc phủ Tokugawa và được khuyên nên tới Nagasaki, nơi có sự thương mại hạn chế với Hà Lan và là nơi duy nhất mà chính phủ Nhật Bản cho phép khai thương với người nước ngoài vào thời gian đó (xem Tỏa quốc).

Mối đe dọa vũ lực và đàm phán

Pháo bằng gỗ nằm ven biển Nhật Bản được các lãnh chúa xây dựng theo lệnh Mạc phủ chống lại cuộc hành trình của hạm đội Perry. 1853-1854.

Khi vừa đặt chân đến Nhật Bản, Matthew Perry đã ra lệnh cho hạm đội của mình hướng thẳng trực tiếp tới thủ đô Edo, và bố trí hướng súng vào thị trấn Uraga.[11] Trước hành vi trắng trợn của các chiến hạm Mỹ, chính quyền Nhật Bản đã ra lệnh yêu cầu hạm đội của Mỹ phải rời bỏ khỏi khu vực này nhưng đã bị Perry bác bỏ.[11] Ngược lại, ông yêu cầu chuyển thư của Tổng thống Millard Fillmore gửi cho chính phủ Nhật Bản, và đe dọa sử dụng vũ lực nếu các tàu thuyền của Nhật Bản xung quanh hạm đội Mỹ không chịu giải tán.[11]

Lời đe dọa của Matthew Perry được gửi cho người Nhật bằng cách gửi cho họ một lá cờ trắng (hàm ý buộc họ phải đầu hàng) và một bức thư trong đó nói với họ rằng trong trường hợp họ chọn cách chống lại thì nếu thấy cần thiết thì người Mỹ sẽ tiêu diệt hết toàn bộ tàu thuyền có ý xâm phạm.[12][13] Tàu của Perry được trang bị hải pháo Paixhans với đạn nổ, có sức công phá lớn với mỗi loạt đạn khai hỏa.[14][15] Thuật ngữ "Hắc Thuyền" (tiếng Nhật: 黒船, kurofune) từ đó về sau ở Nhật Bản thường được tượng trưng cho mối đe dọa đối với công nghệ phương Tây.[16]

Sau khi Nhật Bản đồng ý nhận quốc thư của Tổng thống Mỹ, Perry cập bến tại Kurihama (Yokosuka ngày nay) vào ngày 14 tháng 7 năm 1853,[17] gửi quốc thư cho sứ giả và rời khỏi vùng bờ biển Trung Quốc, hứa sẽ trở lại khi có câu trả lời của Mạc Phủ Tokugawa.[18]

Câu trả lời của Mạc Phủ thực hiện ngay sau khi hạm đội Perry rời đi. Ngay sau đó, Mạc Phủ ra lệnh cho xây dựng một công sự phòng thủ ở Odaiba trong vịnh Tokyo để bảo vệ Edo nhằm tránh khỏi các cuộc xâm nhập của hải quân Mỹ.

Đợt viếng thăm thứ hai, 1854

Hạm đội của Perry trong đợt viếng thăm Nhật Bản lần thứ 2 vào năm 1854.

Matthew Perry trở lại vào tháng 2 năm 1854 với số lượng tàu gấp đôi, thấy rằng các sứ giả đã chuẩn bị một hiệp ước đáp ứng hầu như tất cả mọi yêu cầu trong thư của Fillmore. Vào ngày 31 Tháng 3 năm 1854, Perry chính thức ký kết Hiệp định Kanagawa với Mạc Phủ. Ông cho hạm đội của mình khởi hành với suy nghĩ thỏa thuận đã được thực hiện với đại diện của triều đình[19] mà không biết rằng thỏa thuận trên thực ra được thực hiện với Tướng quân của Mạc Phủ, người thống trị tối cao trên thực tế ở Nhật Bản lúc bấy giờ.

Một bức tranh Nhật Bản có liên quan đến cuộc viếng thăm của Perry.

Trên đường đến Nhật Bản, Perry neo đậu tại Cơ LongFormosa (Đài Loan ngày nay), trong 10 ngày. Perry và toàn bộ thủy thủ trên tàu đã đổ bộ vào Formosa và điều tra tiềm năng khai thác các mỏ than ở đây. Trong bản báo cáo của mình, ông nhấn mạnh rằng việc chiếm giữ Formosa sẽ cung cấp một địa điểm trung gian thuận tiện cho việc thương mại với đại lục. Ngoài ra Formosa còn có khả năng phòng thủ vững chắc. Nó có thể phục vụ như là một căn cứ thăm dò như Cuba đã làm cho người Tây Ban Nha ở châu Mỹ. Chiếm Formosa có thể giúp nước Mỹ chống lại sự độc quyền với các cường quốc châu Âu ở các tuyến đường thương mại chính.[20] Tổng thống Franklin Pierce đã từ chối lời đề nghị này, nhận xét việc tiêu hao tài nguyên để sở hữu một hòn đảo xa xôi, hẻo lánh thực sự không cần thiết và điều quan trọng nhất là ông không thể nhận được sự đồng ý của Quốc hội.

Trở lại Hoa Kỳ, 1855

Khi Perry trở về Hoa Kỳ vào năm 1855, Quốc hội đánh giá cao công việc của ông tại Nhật Bản và đã bỏ phiếu dành cho ông một phần thưởng xứng đáng là 20.000 đôla. Perry sử dụng một phần số tiền này để chuẩn bị và xuất bản một bản báo cáo về chuyến thám hiểm gồm ba tập, với tựa đề Bài tường thuật về cuộc thám hiểm của hạm đội Mỹ đến vùng biển Trung Quốc và Nhật Bản. Ông cũng được đưa vào danh sách thăng cấp Đề đốc sau khi về hưu (khi sức khỏe của ông bắt đầu suy giảm) như là phần thưởng cho công việc phục vụ ở Viễn Đông.[21] Tuy nhiên, bệnh viêm khớp nặng làm ông phải chịu đau đớn thường xuyên, ông đã không có cơ hội nhận được cấp bậc danh dự này khi về hưu.[22]

Những năm cuối đời

Bản đồ khai thác than trên đảo Đài Loan trong cuốn Bài tường thuật về cuộc thám hiểm đến Nhật Bản của Phó Đề đốc Matthew Calbraith Perry.

Perry dành những năm cuối đời của ông để chuẩn bị cho việc công bố các tác phẩm của mình viết về những chuyến thám hiểm Nhật Bản, thông báo hoàn thành vào ngày 28 tháng 12 năm 1857. Hai ngày sau đó, ông được miễn nhiệm các chức vụ Hải quân. Ông qua đời khi đang chờ quyết định vào ngày 4 tháng 3 năm 1858 tại thành phố New York, do căn bệnh thấp khớp đã lây lan đến tim cùng với sự biến chứng phức tạp của bệnh gút.[23]

Ban đầu, thi thể của ông được chôn cất trong hầm mộ trên phần đất của nhà thờ St Mark ở quận Bowery thành phố New York, phần còn lại được chuyển đến Đảo Nghĩa TrangNewport, Đảo Rhode vào ngày 21 Tháng 3 năm 1866, cùng với người con gái của mình là Anna qua đời năm 1839.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Matthew_C._Perry http://www.britannica.com/EBchecked/topic/452613/M... http://www.findagrave.com/cgi-bin/fg.cgi?page=gr&G... http://books.google.com/books?id=PcGpkzmjFbgC&pg=P... http://books.google.com/books?id=UdCt8iyB4IkC&dq=T... http://books.google.com/books?id=bFyV2BZMCRwC&pg=P... http://books.google.com/books?id=erBi_TmWanoC&pg=P... http://books.google.com/books?id=erBi_TmWanoC&pg=P... http://books.google.com/books?id=j399Lfj6baYC&pg=P... http://books.google.com/books?id=mvfMKV1b1fwC&pg=P... http://books.google.com/books?id=qcdEAAAAIAAJ&dq=m...